Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Xoa bóp bấm huyệt chữa đái dầm

Trong Đông y, đái dầm còn gọi là di niệu, là tình trạng tiểu tiện không tự chủ, thể hiện ở chứng đái dầm hoặc đái nhiều lần không cầm được. Ở trẻ dưới 5 tuổi, đái dầm là hiện tượng sinh lý, trên 5 tuổi là bệnh lý. Đái không cầm được thường gặp ở người già.
Ảnh minh họa
Các nguyên nhân gây đái dầm thường gặp là:
- Thận khí hư hàn: Đái dầm khi ngủ, sắc mặt trắng, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi, ăn kém, miệng nhạt, nước tiểu trong.
- Phế khí, tỳ khí hư: Đái dầm nhiều lần nhưng lượng ít, sắc mặt trắng, người gầy, mệt mỏi, ăn kém, phân nát, hay ra mồ hôi.
- Tâm khí bất túc ảnh hưởng đến can thận: Tâm trạng lo lắng, ngủ hay mơ màng, cứ mơ là đái dầm, tỉnh dậy mới biết.
Trẻ em thường do mải chơi, ban ngày chạy nhảy hò hét, đêm ngủ đái dầm đến sáng mới biết.
Xoa bóp bấm huyệt
Bệnh nhân lúc đầu nằm ngửa, sau nằm sấp, thày thuốc đứng hoặc ngồi làm các thủ thuật sau:
Day bấm huyệt: Dùng gốc bàn tay ấn xuống nhẹ nhàng vùng dưới rốn bệnh nhân, day theo chiều kim đồng hồ khoảng 40-50 vòng, khi thấy vùng da đó nóng và hồng lên là được. Tiếp đó, dùng đầu ngón tay cái hay ngón giữa đặt vuông góc với mặt da bấm vào huyệt trung cực (nằm sát bờ xương mu, trên đường thẳng từ rốn xuống 4 tấc - mỗi tấc bằng 1,8 cm) và huyệt quan nguyên (từ rốn thẳng xuống 3 tấc), huyệt khí hải (từ rốn thẳng xuống 1,5 tấc). Cho bệnh nhân nằm sấp, hai tay xuôi, tư thế thoải mái, thở đều và thả lỏng cơ bắp.
Xát: Xòe bàn tay đặt lên vùng thắt lưng và xương cùng, xát lên da bệnh nhân theo chiều phải, trái, xát liên tục và nhanh dần đến khi vùng da nóng và hồng lên là được.
Ấn - day huyệt: Dùng đầu ngón cái ấn vào huyệt thận du (mỏm gai đốt sống thắt lưng ra 1,5 tấc) và bàng quang du (mỏm gai đốt sống cùng ngang ra 2 bên 1,5 tấc).
Mỗi ngày xoa bóp, bấm huyệt một lần trong 25-30 phút. Khi hết đái dầm, bấm thêm 1 tuần để củng cố. Trong khi điều trị, nhắc bệnh nhân uống ít nước vào buổi tối, ăn cơm khan và kiêng canh rau cải.
Theo Vnexpress.ne

1 nhận xét: