Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Xoa bóp trị đau xương khớp

  Đông y cho rằng tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý.

Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông. Đông y có nhiều phương pháp điều trị chứng tý, trong đó xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp dễ làm và có hiệu quả cao trong phòng và điều trị chứng bệnh này.

Mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trái gió trở trời kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch... Chính sự thay đổi nội môi này góp phần làm cho các khớp trở nên cứng hơn, khó cử động hơn, kèm theo xuất hiện các đợt đau xương khớp. Xoa bóp là một biện pháp trị liệu đơn giản và có hiệu quả trong phòng và trị bệnh xương khớp.

Tự xoa bóp điều trị đau vai gáy

Dùng lòng bàn tay xát lên vùng sau cổ làm cho vùng da có cảm giác ấm, nóng lên.

Dùng tay bóp nắn các cơ quanh cột sống cổ, vai: Ngón cái một bên, các ngón còn lại một bên bóp nắn nhẹ nhàng quanh vùng cổ vai cho đến khi vùng cổ vai hơi ửng đỏ.

Tìm điểm đau và day điểm đau: Dùng ngón tay day vào chỗ đau thời gian mỗi điểm đau loại này vùng cổ vai khoảng 1 phút là được. Kiểm tra cơ ở quanh bả vai nếu thấy co cứng thì ta bấm, bật cơ, day nhẹ. Mỗi lần xoa bóp 10-15 phút vùng cổ gáy, có thể tự tay xoa bóp hay nhờ người khác thực hiện.

Xoa bóp trị đau xương khớp

Bấm huyệt Phong trì  điều trị bệnh xương khớp

Bấm huyệt Phong trì (ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ); huyệt Đại Chùy (ngồi hơi cúi đầu, quay cổ qua lại phải trái, u xương nào cao nhất động đậy nhiều dưới ngón tay là đốt cổ 7, huyệt này nằm ngay chỗ lõm phía dưới đốt sống cổ số 7); huyệt Kiên Tỉnh (giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực với đường ngang nối huyệt Đại Chùy và điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn, ấn vào có cảm giác ê tức).

Tập vận động khớp cổ ở tư thế ngồi: Quay cổ qua lại, nghiêng cổ qua bên trái - phải, cúi ngửa cổ ra trước- sau, và tổng hợp các động tác cổ vừa thực hiện liên tục, nhẹ nhàng tránh làm mạnh đột ngột sẽ gây đau tăng... Mỗi động tác làm 3-5 lần.

Xoa bóp điều trị đau lưng

Nguyên tắc là làm nhẹ nhàng, tăng dần mức độ. Thời gian một lần xoa bóp khoảng 20 phút. Thực hiện các thao tác:

Xoa vùng lưng cho nóng lên: Phương pháp xoa là dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn trên da chỗ đau. Sau đó xát lưng bệnh nhân (dùng cả hai bàn tay xát mạnh vùng lưng, xát cả hai tay ngược chiều nhau, xát ngang, xát dọc). Mỗi động tác xoa xát làm khoảng 2 phút để làm ấm da.

Day rồi đấm hai bên thắt lưng 3 lần: Thao tác day như sau, dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái, hơi dùng sức để ấn xuống da người bệnh và di động theo đường tròn. Lăn: Dùng mô ngón tay út, 4 ngón lăn dọc theo hai khối cơ cạnh cột sống xuống hông trong thời gian 2-3 phút, sau đó lăn tiếp từ hông xuống chân.

Dùng cả hai bàn tay, ngón cái và các ngón khác bóp vào cơ lưng, trọng tâm nơi bị co cứng.

Tìm điểm ấn đau ở lưng, day từ nhẹ đến mạnh. Thao tác thực hiện như sau: Dùng ngón tay cái, gốc bàn tay, mô ngón tay út và mô ngón tay cái ấn vào một nơi hoặc vào huyệt. Những vùng gân cơ bị co cứng làm động tác bật.

Kéo dãn cột sống thắt lưng: Người bệnh hai tay nắm đầu giường. Người thao tác đứng phía dưới chân người bệnh, cầm hai cổ chân người bệnh từ từ kéo dãn xuống trong khoảng 1 phút, sau đó dùng ngón cái gãi gãi vào chỗ đau của người bệnh khoảng 1 phút.

Nắm vào đùi bên chân đau của người bệnh nâng lên cao về sau, dùng gốc bàn tay kia day lăn ở điểm ấn đau và quanh chỗ đau khoảng 3 phút.

Nắm véo cơ hai bên cột sống thắt lưng, véo huyệt a thị khoảng 2 phút: Người chữa dùng ngón cái và bốn ngón còn lại kẹp giữ vị trí cần tác động đồng thời vê đi vê lại.

Day ấn các huyệt thận du, đại trường du, uỷ trung, thừa sơn mỗi huyệt khoảng 1 phút.

Phân hợp hai bên thăn lưng 3 lần. Véo cột sống lưng 1-2 lần. Phát huyệt mệnh môn 3 cái.

Bệnh nhân nằm ngửa, đùi vuông góc với thân, cẳng chân vuông góc với đùi, giãn lỏng các khớp gối và khớp háng. Thầy thuốc xoay hai chân bệnh nhân theo chiều phải- trái và ngược lại, đổi chiều xoay 5 lần. Sau đó dùng một tay cố định vai bệnh nhân, tay kia đẩy vào hông bệnh nhân (trong tư thế gấp đùi vào bụng) sang phía đối diện với vai bệnh nhân được cố định.

Xoa bóp chữa bệnh viêm họng mạn tính

 Viêm họng là bệnh rất hay gặp trong mùa đông do thời tiết lạnh và hanh khô kéo dài. Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp đơn giản của Đông y giúp giảm bớt những triệu chứng của viêm họng mạn và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng của viêm họng.


Viêm họng là bệnh rất hay gặp trong mùa đông do thời tiết lạnh và hanh khô kéo dài. Bên cạnh đó, hút thuốc lá, nghiện rượu nặng, hoặc phải sống trong môi trường  nhiều bụi, khí độc,… là những yếu tố thuận lợi làm mắc bệnh. Nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến viêm họng mạn tính hoặc gây viêm phế quản, phổi... Người bệnh có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên, nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy.
Do ngứa họng nên người bệnh hay khạc nhổ, ho khan, đặng hắng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và công việc. Gặp điều kiện thuận lợi như những ngày trời rét đậm hoặc sức đề kháng của cơ thể giảm sút, bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (người bệnh có đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...).
Theo Đông y, viêm họng  thuộc phạm vi chứng tý, gọi là  hầu tý. Nguyên nhân là do phong hàn, phong nhiệt hoặc khí táo. Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp đơn giản của Đông y giúp giảm bớt những triệu chứng của viêm họng mạn và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng của viêm họng. Ngoài việc uống thuốc, nên kiên trì thực hiện xoa bóp hằng ngày sẽ có hiệu quả.

Cách xoa bóp chữa bệnh viêm họng mạn tính

Vuốt hai bên họng: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt liêm tuyền khoảng 3 phút.

Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai bên cạnh họng từ trên xuống khoảng 3 phút.

Dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải đặt nhẹ hai bên xương sụn họng (chỗ yết hầu) lắc chậm rãi sang phải, sang trái khoảng 30 lần.

Xoa day huyệt phong trì: Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day khoảng 2 phút.

Xoa huyệt dũng tuyền: Để chân trái lên đầu gối  chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, nhanh và mạnh dần đến khi cảm giác nóng lên thì thôi. Sau đó đổi chân xoa bằng tay trái.

Để phòng bệnh, cần thực hiện những điều sau:

- Súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng và ngậm chanh muối, gừng muối, quất hấp đường phèn hoặc mật ong.

- Phòng ở và nơi làm việc phải đủ ấm, tránh làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất. Cần giữ ấm đặc biệt là cổ và ngực, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời.

- Kiêng hút thuốc lá và hạn chế rượu. Ăn đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng, tránh các thức ăn cay, mặn.

- Tránh bị cảm cúm và viêm mũi họng cấp. Khi bị viêm họng cấp hoặc đợt cấp của viêm họng mạn, cần dùng thuốc của y học hiện đại theo chỉ định của bác sĩ.
Vị trí huyệt:

- Liêm tuyền: Chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầu, ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng.

- Phong trì: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

- Dũng tuyền: Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ hai và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.

Xoa bóp chống lão hóa da

  Xoa bóp theo phương pháp của y học cổ truyền 

là một trong những biện pháp chống lão hoá da khá hữu hiệu.

Cũng như mọi bộ phận trong nhân thể, làn da cũng không tránh khỏi quy luật phát sinh, trưởng thành và lão hoá. Nhưng, ước muốn làm chậm quá trình thoái hoá của da là điều con người hoàn toàn có thể làm được miễn sao phải kiên trì thực thi những biện pháp dưỡng da một cách có khoa học. Từ xa xưa, y học cổ truyền đã xây dựng và tích luỹ nhiều phương pháp giúp cho con người có làn da mềm mại, tươi sáng và khỏe mạnh. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu cách xoa bóp đơn giản phòng chống lão hoá da mặt để bạn đọc cùng tham khảo và áp dụng:

Cách xoa bóp chống lão hóa da

Trước hết, xát hai bàn tay vào nhau cho ấm rồi nhắm mắt, xát mạnh hai bàn tay dọc theo sống mũi từ dưới cằm lên trán, vòng ra hai bên thái dương xuống gò má rồi trở lại cằm, làm như vậy 10 lần.

Tiếp theo dùng 3 ngón tay khép lại vuốt từ giữa trán ra hai bên.

Cuối cùng, dùng ngón cái và ngón trỏ xoa vòng quanh mắt từ khóe trong vòng lên trên rồi ra khóe ngoài và ngược lại.

Dùng ngón cái và ngón trỏ xoa vòng quanh mắt từ khóe trong vòng lên trên rồi ra khóe ngoài và ngược lại.

Dùng ngón cái và ngón trỏ xoa vòng quanh mắt từ khóe trong vòng lên trên rồi ra khóe ngoài và ngược lại.

Theo y học cổ truyền, xoa bóp có thể làm cho huyết mạch được lưu thông, quá trình chuyển hoá da được cải thiện, độ ẩm và tính trơn nhuận được nâng cao. Đó là chưa kể các thao tác xoa bóp còn tác động lên hệ thống kinh lạc và huyệt vị chằng chịt huy động tối đa các nhân tố trong cơ thể, điều chỉnh chức năng của hệ thống thần kinh và nội tiết làm cho da đẹp lên và sức khoẻ chung cũng được cải thiện. Đào Hoằng Cảnh (456 - 536), y gia trứ danh triều đại Bắc Nam ở Trung Quốc đã nói: “Ma thử lệnh nhiệt dĩ ma diện, tùng thượng chí hạ, khứ tà khí lệnh nhân diện thượng hữu quang thái”, nghĩa là dùng hai bàn tay xoa bóp mặt từ trên xuống dưới có thể làm cho da mặt sáng tươi và hồng nhuận. Bên cạnh đó, cổ nhân khuyên nên ăn đủ chất và cân bằng, nghĩa là chủng loại thực phẩm phải phong phú, đa dạng và không thiên lệch. Trong đó cần chú ý trọng dụng các thực phẩm có lợi cho da như đậu tương, bí đao, bách bộ, đại táo, sữa bò, da lợn, trứng gà, mật ong, sữa ong chúa và các loại hoa quả. Những thức ăn này thường giàu chất dinh dưỡng, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng có tác dụng cải thiện chức năng của da và làm chậm quá trình lão hoá.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não

 

  Tai biến mạch máu não (TBMMN)

 là một hội chứng trong phạm vi chứng "trúng phong" của y học cổ truyền, biểu hiện là bệnh nhân đột nhiên chóng mặt, ngã, một nửa người không cử động được, méo mồm, nói ngọng; nếu nặng thì bất tỉnh hôn mê. Bệnh cũng thường xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh nên gọi là “Trúng phong” hay “Thốt trúng”.

Trong y học hiện đại, TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch. Các triệu chứng thần kinh khu trú hay gặp bao gồm liệt vận động, liệt cảm giác nửa người, thất ngôn… Tỷ lệ tử vong của TBMMN chiếm khoảng 25%, hậu quả của TBMMN để lại di chứng nặng và nhẹ là 50%, khả năng phục hồi làm việc lại bình thường khoảng 25%.

Y học cổ truyền chia chứng tai biến mạch máu não thành 2 thể: 

Trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ.

Vị trí các huyệt.

Vị trí các huyệt.

Trúng phong kinh lạc gây tai biến mạch máu não

Thường gặp trong co thắt mạch não, nhồi máu não và xuất huyết não mức độ nhẹ: Liệt nửa người không có hôn mê, liệt mặt, thoáng mất ý thức, hoa mắt, chóng mặt, mạch huyền tế sác thuộc âm hư hỏa vượng. Nếu chân tay co quắp, miệng sùi bọt, cử động lưỡi khó khăn, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù hoạt hoặc huyền hoạt thuộc chứng phong đàm.

Trúng phong tạng phủ: có thể gặp chứng bế hoặc chứng thoát.

Thường gặp trong xuất huyết não, nhồi máu não ổ lớn, có hôn mê. Chứng bế thể liệt cứng do dương khí thịnh, bệnh ở tại tạng tâm và can, hai tay nắm chặt, co quắp, hàm răng nghiến chặt, thở khò khè, mắt đỏ, người nóng, chất lưỡi vàng, không ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng dày, mạch hoạt sác hữu lực.

Chứng thoát thể liệt mềm: hôn mê, mồm há, chân tay mềm duỗi, đái dầm dề, ra mồ hôi nhiều, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, mạch tế sác, trầm tế muốn mất.

Sau khi bị trúng phong, bệnh nhân còn lại di chứng trúng phong: chủ yếu là bán thân bất toại biểu hiện thượng hạ chi của bán thân bên trái hoặc bên phải tê dại, giảm hoặc mất cử động, giảm cảm giác đau, nóng, lạnh, tay không còn cầm nắm được, chân không đi lại được. Các phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền  phục hồi di chứng tai biến mạch mão não cụ thể như sau:

Phương pháp châm cứu phục hồi di chứng tai biến mạch máu não

Huyệt ở tay: Kiên ngung, Kiên tỉnh, Tý nhu, Khúc trì, Hợp cốc, Bát tà, Nội quan...

Huyệt ở chân: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Huyết hải, Túc tam lý, Phong long, Tam âm giao, Giải khê, Thái xung, Hành gian, Bát phong...

Huyệt ở vùng đầu mặt cổ: Bách hội, Hạ quan, Giáp xa, Địa thương, Thượng liêm tuyền, Thiên đột...

Phương pháp điện châm phục hồi di chứng tai biến mạch máu não

Tư thế bệnh nhân nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.

Mỗi ngày châm một lần, thời gian lưu kim: 25 - 30 phút.

Liệu trình điều trị: từ 30 - 45 lần châm, tuỳ theo mức độ bệnh, sau đó có thể nhắc lại một số liệu trình tiếp theo.

Phương pháp thủy châm phục hồi di chứng tai biến mạch máu não

Thường dùng các huyệt như: Giáp tích tương ứng với chi liệt, Kiên ngung, Thủ tam lý, Phong thị, Túc tam lý, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Giải khê.

Thường sử dụng vitamin B1, B6, B12 liều cao, các thuốc tăng cường tuần hoàn não, tăng cường dinh dưỡng thần kinh để thủy châm vào một số huyệt.

Xoa bóp bấm huyệt và tập luyện là biện pháp không thể thiếu khi chữa di chứng trúng phong, đặc biệt đối với tình trạng bán thân bất toại trong giai đoạn phục hồi di chứng.

Xoa bóp vùng đầu mặt, lưng và tay chân, trọng tâm là bên liệt.

Tập luyện là một nội dung rất quan trọng trong phục hồi chức năng. Tiến hành cho bệnh nhân tập sớm từ thụ động đến chủ động tùy theo tình trạng của bệnh nhân.

Phòng bệnh tai biến mạch máu não

Tuân thủ điều trị, theo dõi sức khỏe định kỳ để đề phòng tai biến tái phát; Kiểm soát yếu tố nguy cơ; Có chế độ sinh hoạt, làm việc và tập luyện đều đặn; Phòng tránh các yếu tố bất lợi: gắng sức, stress,...

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Xoa bóp trị chứng táo kết ở trẻ theo y học cổ truyền

 Theo y học cổ truyền, ở trẻ nhỏ “tỳ thường bất túc”, nghĩa là hệ thống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và đào thải các chất cặn bã còn non nớt, dễ bị tổn thương, lâu ngày dẫn đến tình trạng khí hư, huyết kém. Khí hư thì sức co bóp của ruột bị suy giảm, huyết hư thì đại tràng không được nhu nhuận, từ đó dẫn đến chứng táo kết (táo bón).

Chứng Táo kết 

là trường hợp trẻ đi ngoài rất khó khăn với lượng phân quá ít, rắn và khô hay khoảng cách giữa 2 lần đi ngoài quá lâu so với bình thường tùy theo từng lứa tuổi. Tính chất phân khô và rắn được coi là yếu tố chính, thời gian giữa 2 lần đi là yếu tố phụ. Trẻ đi ngoài dễ dàng, phân khuôn mềm dẻo thì không phải là táo bón mặc dù 2 - 3 ngày trẻ mới đi một lần. Ngược lại trẻ đi ngoài 2 - 3 lần trong ngày mà phân rất ít, khô và rắn thì vẫn gọi là táo bón.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Trước hết là do sai lầm trong ăn uống. Ở những đứa trẻ có thể chất thiên về nhiệt nếu uống ít nước quá hoặc dùng nhiều các loại sữa và thức ăn có tính “nóng” (theo quan điểm của Đông y) thì rất dễ bị táo bón. Hoặc ở trẻ còn bú, người mẹ ăn quá nhiều chất cay nóng truyền qua sữa làm cho tỳ vị của trẻ bị tích nhiệt, gây hao tổn tân dịch cũng dễ tạo nên chứng táo kết.

Ở những trẻ lớn hơn 2 tuổi, theo y học cổ truyền, táo bón có thể do khí cơ bị uất trệ khiến công năng tiêu hóa, thông giáng, đào thải thất thường, cặn bã tích lại gây nên. Trường hợp này y học hiện đại cho là do các yếu tố căng thẳng thần kinh, rối loạn tâm lý gây nên tình trạng ruột bị co thắt mạnh.

Các thao tác xoa bóp đều đặn kiên trì giảm chứng táo kết ở trẻ.

Các thao tác xoa bóp đều đặn kiên trì giảm chứng táo kết ở trẻ.

Xoa bóp trị chứng táo kết cho trẻ theo quy trình cụ thể

Biện pháp đầu tiên đơn giản và quan trọng mà bất cứ bà mẹ nào cũng có thể thực hiện được là điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ cho phù hợp trên nguyên tắc đảm bảo đủ nước, giảm bớt hoặc loại bỏ các chất cay nóng, lập lại cân bằng âm dương trong ăn uống theo quan điểm của y học cổ truyền. Hết sức trọng dụng các đồ ăn, thức uống có nguồn gốc thiên nhiên, giàu chất dinh dưỡng, vitamin và đủ chất xơ, đặc biệt là các loại rau quả có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, chuối, cam, đu đủ, thanh long...

Mỗi ngày 2 lần nên thực hành kiên trì và đều đặn các thao tác xoa bóp cho trẻ, cụ thể như sau:

Xoa bụng trị chứng táo kết ở trẻ:

 dùng đầu ngón tay trỏ, giữa và nhẫn xoa bụng trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ chừng 30 - 50 vòng.

Xát xương cụt trị chứng táo kết ở trẻ:

 dùng hai ngón tay xát nhẹ vùng xương cụt theo chiều lên xuống chừng 2 - 3 phút, sao cho tại chỗ nóng lên là được.

Xoa lòng bàn tay trị chứng táo kết ở trẻ: 

dùng ngón tay cái xoa lòng bàn tay trẻ theo chiều ngược kim đồng hồ trong 2 phút, y học cổ truyền gọi thao tác này là vận nghịch nội bát quái.

- Xoa bờ trong cẳng tay trị chứng táo kết ở trẻ: 

dùng hai ngón tay miết bờ trong cẳng tay từ khuỷu xuống cổ tay trong 2 phút, y học cổ truyền gọi thao tác này là miết thoái lục phủ.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Nhìn bàn chân, đoán sức khỏe

Nhìn bàn chân, đoán sức khỏe


Nếu đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn, thì bàn chân có thể được xem là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khoẻ của chúng ta. Bởi bàn chân là trung tâm của hơn 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết kết hợp với nhiều động mạch, tĩnh mạch, 66 huyệt đạo quan trọng liên quan đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Vì thế, rất nhiều bệnh lý của cơ thể thường biểu hiện sớm lên bàn chân.

Chuột rút

Co thắt cơ hay chuột rút là hiện tượng thường  gây khó chịu cho cơ thể, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu nước. Vì thế, cơ bắp không nhận được đủ oxy dẫn tới mất cân bằng các chất điện giải hoặc các chất dinh dưỡng, đặc biệt là natri, canxi, kali, magiê, ...

Ngoài ra, đây cũng có thể là một biểu hiện tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu để giảm bớt chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Nếu hiện tượng chuột rút xảy ra khi vận động, có thể liên quan đến vấn đề tuần hoàn hoặc cũng có thể do tập luyện quá sức, vận động trong thời gian dài, ...

Đau bàn chân sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại, hãy chăm sóc bàn chân ngay hôm nay (ảnh minh hoạ)

Đau nhức ngón chân

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ xương khớp với những dấu hiệu đầu tiên thường thấy ở bàn tay, bàn chân, và mắt cá chân. Theo nghiên cứu thì có gần 90 phần trăm những người bị viêm khớp dạng thấp bị đau nhức bàn chân.

Ở bệnh lý này, niêm mạc của các khớp, hoặc hoạt dịch trở nên sưng và viêm. Các dây chằng, các mô khớp bị tổn thương khiến tính linh hoạt giảm. Có thể có biến dạng ở ngón chân, dễ khiến gãy xương, căng thẳng cho bàn chân hay sụp vòm.

Bàn chân bị lở loét dai dẳng

Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, liên quan đến tổn thương thần kinh ngoại biên làm giảm hoặc mất cảm giác đau, nóng, lạnh. Vì thế, nhiều người không nhận biết được các chấn thương ở bàn chân khi dẫm phải vật sắc nhọn, hay vết phồng rộp do đi giày chật, mà chỉ đến khi vết thương nhiễm trùng, lở loét người bệnh mới phát hiện ra.

Ảnh minh hoạ

Do biến chứng mạch máu, nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành vết thương. Đường huyết cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cộng thêm hệ miễn dịch của người tiểu đường bị suy giảm càng khiến vết loét khó lành, dễ nhiễm trùng hơn.

Nếu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử và phải cắt cụt chi. Ngoài ra, các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường cũng có thể xuất hiện ở bàn chân bao gồm khô, nứt, bong tróc da, vết chai, biến dạng ngón chân và tuần hoàn kém.

Để hạn chế những tình trạng trên, ngoài việc điều trị theo đơn của bác sĩ, chúng ta nên thay đổi chế độ luyện tập, hạn chế đi giày cao gót và bổ sung đủ lượng nước.

Đặc biệt, dùng giày dép y khoa và lót giày y khoa Spenco là một chìa khoá để bảo vệ đôi chân khỏi những nguy cơ chấn thương, thoát khỏi tình trạng đau nhức, tạo cảm giác thoải mái và êm ái mỗi ngày.

Trong số đó, dòng giày dép y khoa thương hiệu Spenco của Mỹ nổi tiếng toàn cầu hơn 50 năm qua, được khuyên dùng để hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng đau nhức do bệnh lý bàn chân gây ra.

Bài tập trị chứng tiểu không kiểm soát

Các cơ chính chịu trách nhiệm giữ nước tiểu là các cơ sàn chậu. Vì những lý do nhất định, một số người bị yếu cơ sàn chậu, có thể rò rỉ nước tiểu hoặc gặp khó khăn trong việc kiểm soát dòng nước tiểu. Có nhiều phương pháp điều trị mà một trong số đó là tập luyện cơ sàn chậu.

Bài tập Kegel trị chứng tiểu không kiểm soát

Tập các bài tập Kegel giúp tăng cường cơ hỗ trợ bàng quang, cải thiện khả năng kiểm soát dòng nước tiểu. Để tập bài tập này, trước tiên bạn cần xác định vị trí cơ sàn chậu. Hãy thử ngừng tiểu khi bạn đang đi tiểu, dòng nước tiểu ngưng bởi cơ sàn chậu khép chặt lại. Khi tập Kegel, bạn cần thắt chặt tương tự và giữ như vậy ít nhất 10 giây. Sau đó bạn nên lặp lại động tác này 4 - 5 lần liên tiếp. Khi cơ khỏe hơn, có thể tăng tần số lên 25- 50 động tác, lặp lại từ 2-3 lần mỗi ngày.

Khác với khi xác định nhóm cơ lúc ban đầu, sau này thực hành các bài tập Kegel nên hạn chế thực hiện co thắt cơ trong khi đi tiểu. Bởi thực hành Kegels trong khi đi tiểu có thể ảnh hưởng đến khả năng làm trống hoàn toàn bàng quang dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng bàng quang.

Bài tập cơ sàn chậu khác

Ngoài bài tập Kegel, còn có bài tập khác nhắm vào các cơ sàn chậu. Ví dụ 2 bài tập sau:

Tập các cơn co thắt ngắn: Mục đích của bài tập là tạo các cơ co giật nhanh ở sàn chậu. Thay vì tập trung vào việc giữ cơ co, bạn cần siết cơ càng nhanh càng tốt, sau đó giải phóng cơ. Để thực hiện các cơn co thắt ngắn, đầu tiên cần hít một hơi thật sâu rồi thở ra cùng với siết chặt các cơ sàn chậu càng nhanh càng tốt. Sau đó hít vào và giải phóng cơ sàn chậu. Lặp lại bài tập 10 lần và hoàn thành tổng cộng 3 bộ. Mọi người nên đặt mục tiêu hoàn thành các bài tập 2 lần /ngày.

Tập co thắt dài: Các cơn co thắt dài nhằm giúp người tập đạt được mục tiêu một cơn co thắt sàn chậu kéo dài 10 giây.Để thực hiện, bạn nên siết chặt các cơ sàn chậu và giữ co cơ càng lâu càng tốt. Bắt đầu có thể chỉ 3 giây, sau đó tăng dần. Tập 10 lần  (1 bộ) và  lặp lại 3 bộ.

Bạn nên tập các cơn co thắt ngắn và dài luân phiên trong thời gian tương đương.

Có thể mất khoảng 3 - 6 tháng, người tập mới thấy sự khác biệt rõ rệt. Khi đã thành thạo, các bài tập trên có thể thử thực hiện ở các tư thế khác nhau, như khi ngồi, đứng hoặc nằm, trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể như trong lúc nấu ăn, khi uống cà phê...

Lý do mọi người tiểu không tự chủ cần những bài tập này?

Mất khả năng hoặc khó kiểm soát lưu lượng nước tiểu được gọi là tiểu không tự chủ. Có nhiều lý do dẫn tới tiểu không tự chủ, một số trong đó có thể đáp ứng với các bài tập kiểm soát bàng quang, bao gồm: Phụ nữ khi mang thai và sinh nở có thể bị suy yếu các cơ sàn chậu. Táo bón kéo dài có thể gây áp lực lên bàng quang và các cơ kiểm soát bàng quang. Viêm đường tiết niệu cấp và mạn tính. Tăng cân gây thêm áp lực lên bàng quang và cơ sàn chậu. Người đã trải qua phẫu thuật âm đạo (ở phụ nữ) hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt (ở nam giới).

Cả nam giới và phụ nữ đều có thể gặp phải tình trạng bàng quang hoạt động quá mức và tiểu không tự chủ và điều trị có hiệu quả thông qua các bài tập.

Điều trị khác

Các bài tập là một cách hiệu quả để làm giảm các triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức và không tự chủ. Những bài tập này có thể được sử dụng như liệu pháp bổ sung cho các phương pháp điều trị khác sau đây:

Thay đổi chế độ ăn uống: Tránh những món ăn được xác định là gây kích thích bàng quang và giảm lượng chất lỏng nạp vào cơ thể trước khi đi ngủ có thể giúp giảm nhẹ tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, nhất là vào ban đêm.

Thuốc: Thuốc có thể làm giảm mức độ bàng quang co bóp quá mức và thư giãn bao gồm oxybutynin, solfienacin hoặc tolterodine.

Phẫu thuật: Nếu người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị không xâm lấn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để sửa chữa các cơ quan vùng chậu có liên quan. Các phương pháp phẫu thuật khác nhau có thể thay đổi tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không tự chủ của bệnh nhân.

Nếu bàng quang hoạt động quá mức hoặc kiểm soát bàng quang kém gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên đi bác sĩ khám để được điều trị.

BS. Nguyễn Thông